Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu cho tất cả các doanh nghiệp. Nhưng quá trình này diễn ra không hề đơn giản bởi chuyển đổi số là quá trình đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng về nguồn lực và kiến thức. Để tránh mắc phải các sai lầm phổ biến, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ mục tiêu của mình và nghiên cứu để ứng dụng nền tảng quản trị số phù hợp.
1.Tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn
Do sự mong đợi và nhu cầu không ngừng tăng của doanh nghiệp mà chuyển đổi kỹ thuật số nên được coi là một quá trình thay đổi liên tục. Các doanh nghiệp thường chú trọng vào các yếu tố thành công ngắn hạn như đầu tư hoàn vốn, thay vào các mục tiêu ngắn hạn đó thì nên tập trung vào các vấn đề dài hạn hơn. Các số liệu mới như đăng ký mới trên nền tảng kỹ thuật số hoặc mức độ tương tác online là những cách tốt hơn để đo lường thành công chuyển đổi kỹ thuật số của tổ chức. Nếu không có cam kết chuyển đổi cốt lõi của tổ chức thì các tồn đọng của quy trình nghiệp vụ cũ sẽ cản trở bất kỳ tiến bộ thực sự nào trong chuyển số.
2. Không ứng dụng công nghệ mới trong chuyển đổi số
Thay đổi quy trình hoạt động nhiều hơn so với việc triển khai công nghệ mới. Công nghệ chỉ là một yếu tố hỗ trợ: tìm cách cải thiện trải nghiệm của khách hàng nên là động lực chính hướng dẫn tất cả các chuyển đổi kỹ thuật số. Rõ ràng, các công nghệ mới là không thể thiếu khi thực hiện chuyển đổi số.
3.Thực hiện chuyển đổi quá nhanh
Bạn có mục tiêu đầy tham vọng là thay đổi toàn bộ công ty, đây là một quá trình đầy phức tạp. Trong khi chuyển đổi diễn ra, các hệ thống quan trọng phải tiếp tục hoạt động mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào. Vì điều này, các chuyển đổi hoạt động tốt nhất khi được quản lý và thực hiện theo từng bước.
4.Giao tiếp hạn chế
Chuyển đổi số yêu cầu hỗ trợ và giao tiếp từ trên xuống một cách hiệu quả. Sự mất kết nối giữa hội đồng quản trị và quản lý trực tiếp có thể làm suy yếu sự thay đổi khi những người giao dự án không thực sự hiểu tầm nhìn và mục đích của dự án. Đảm bảo rằng thông điệp từ hội đồng quản trị thu hút những người có ảnh hưởng quan trọng trong công ty. Điều đáng nói là những người có ảnh hưởng này luôn luôn là những người ở vị trí lãnh đạo. Tìm kiếm phản hồi từ khách hàng và nhân viên trong suốt quá trình chuyển đổi sẽ giúp cho sự chủ động diễn ra suôn sẻ.
5. Không xây dựng kế hoạch chi tiết
Trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu, các công ty phải đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một kế hoạch chi tiết cho tất cả các quy trình liên quan của họ với các biện pháp cụ thể. Bằng cách này, tất cả nhân viên sẽ hiểu nếu chuyển đổi thành công thì sẽ đem lại lợi ích như thế nào. Khi kế hoạch và kết quả mong muốn đã được vạch ra, bạn nên bám sát chúng.
6.Nghĩ rằng chuyển đổi số là số hóa
Nhiều doanh nghiệp khi nghe đến chuyển đổi số thường bị nhầm với số hóa. Thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Điển hình như việc chuyển từ tài liệu số sang file mềm trên máy tính. Hoặc số hóa truyền hình chuyển từ analog sang phát sóng kỹ thuật. Còn chuyển đối số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, kinh doanh. Qua đó đem đến những giá trị mới cho khách hàng.
7.Là chuyện của bộ phận IT
Nhiều người thường hiểu lầm rằng chuyển đổi số liên quan đến các vấn đề kỹ thuật nên nó chỉ dành cho nhân sự IT. Và bản thân các phòng ban khác không liên quan đến vấn đề này.
Đây thực sự là một suy nghĩ tai hại. Chuyển đổi số thực chất là sự nỗ lực thay đổi của toàn bộ hệ thống. Từ lãnh đạo cho đến các cấp nhân viên. Nó không phân biệt phòng ban hay vị trí.
Để ứng dụng thành công thì tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với công việc của mình. Và phải biết cách áp dụng nó vào quá trình làm việc.
8.Tự triển khai chuyển đổi số
Chuyển đổi số là lĩnh vực chuyên biệt và phức tạp để các doanh nghiệp tự triển khai thành công mà không cần đến các chuyên gia tư vấn bên ngoài đã thực hiện trước đó. Doanh nghiệp cần những người có hiểu biết sâu sắc về thực tiễn tốt nhất cũng như thực tế hoạt động và mối quan tâm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp của bạn đã, đang và sẽ làm gì để chuyển đổi số thành công. Ứng dụng phần mềm trong quản trị được khá nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn khi tham gia chuyển đổi, điển hình là phần mềm ERP. Phần mềm ERP là giải pháp quản trị tổng thể giúp bộ phận quản trị quản lý chính xác, hiệu quả mọi lúc mọi nơi, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian nâng cao năng suất sản xuất cho doanh nghiệp.
Với những thông tin trên, FOSO hy vọng rằng có thể góp phần nào vào thành công trong công tác chuyển đổi số của các doanh nghiệp.